khoan tiếp địa (khoan chống sét)

VẬY THẾ NÀO LÀ KHOAN TIẾP ĐỊA ( KHOAN CHỐNG SÉT )

Với mật độ dân số nhanh và nền kinh tế đang trên đà tốc độ tăng trưởng lớn mạnh đặc biệt là những thành phố lớn như TP Hà Nội,TP Hồ Chí Minh,TP Đà Nẵng,…thì nhu cầu khoan giếng ngày càng cần thiết.Đặc biệt ở đây là những công trình lớn mạnh thì cần khoan tiếp địa ( Khoan chống sét ) để bảo đảm an toàn cho toàn bộ cư dân và tòa nhà của các chủ đầu tư. Nó là giải pháp giúp chúng ta đáp ứng đủ như cầu nước sạch ngày càng lớn vừa có thể có nước sinh hoạt,kinh doanh,.. vừa chống sét.

Vậy khoan giếng tiếp địa là gì ??

  • Đây là câu hỏi rất nan giải mà rất nhiều người thắc mắc vậy nên Khoan Giếng Anh Dũng chúng tôi xin được phép giải thích.
  • Tiếp địa hay còn gọi là tiếp đất, hoặc là nối đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.
  • Khoan tiếp địa là : Giếng tiếp địa là những giếng có H( độ sâu ) = 7-15m, ø ( đường kính )= 20-50cm được khoan bằng máy hoặc thủ công ( khoan tay ) dưới lòng đất.
  • Giếng có H ( chiều sâu )R ( bề rộng ) xuyên suốt dọc thân giếng, đảm bảo không bị chèn, lấp bởi cát sạt.

Vậy thì tại sao phải cần khoan giếng tiếp địa ??

Khi thi công lắp đặt giếng chống sét trực tiếp hoặc thi công lắp giếng tiếp địa chống sét lan truyền cần 1 số điều kiến để đạt yêu cầu khoan  nhưng khoảng cần khoan lại không có đủ điều kiện đó như : 

  1. Nền đá
  2. Đất đá ong
  3. Đất cát
  4. Đuội sỏi
  5. Nền đất quá sâu mới chạm mực nước ngầm,…
  6. Hoặc đơn giản là do diện tích của bãi tiếp địa không đủ để thực hiện đóng các cọc tiếp địa với khoảng cách theo tiêu chuẩn.

Giếng tiếp địa với chiều sâu phù hợp sẽ đảm bảo cho cọc tiếp địa có thể tiếp xúc mực nước ngầm, đảm bảo khả năng thoát sét tối ưu.

Với các điều kiện đã nêu trên, việc khoan giếng là rất cần thiết. Giếng tiếp địa với chiều sâu phù hợp sẽ đảm bảo cho cọc tiếp địa có thể tiếp xúc mực nước ngầm. 

Cần khoan ít nhất 2 giếng tiếp địa, chiều sâu (10-60m) kết hợp cọc tiếp địa sử dụng làm bãi tiếp địa chống sét

Giếng Chống sét

Hình ảnh về Giếng chống sét.

Các bước thi công khoan giếng tiếp địa cần phải biết !!

Bản vẽ về Khoan chống sét
                                                           Bản vẽ về Khoan tiếp địa
  • Step 1: Xác định số lượng giếng, chiều sâu giếng tiếp địa theo điều kiện địa chất.
  • Step 2: Xác định vị trí khoan giếng, đào rãnh sâu 70cm và bắt đầu đánh dấu vị trí khoan. Cần lựa chọn vị trí giếng có thể đặt máy khoan giếng).
  • Step 3: Đặt máy, khoan giếng tiếp địa tới chiều sâu xác định theo thiết kế. Trong trường hợp gặp đá ngầm không thể khoan mà chưa tới vị trí đạt yêu cầu theo thiết kế cần lựa chọn vị trí đặt máy và khoan giếng mới
  • Step 4: Thả cọc tiếp địa ( được nối với cáp đồng trần ) hoặc băng đồng trần xuống giếng tiếp địa ( Sử dụng Mối hàn hóa nhiệt GOLDWELD để liên kết cọc tiếp địa với cáp đồng trần hoặc băng đồng )
  • Step 5: Đổ gem hợp chất giảm điện trở xuống giếng để nền địa chất ổn định, liên kết dây giữa các giếng tiếp địa qua rãnh đào trước
  • Step 6: Đo kiểm tra điện trở bãi tiếp địa, nếu đạt yêu cầu tiếp hành hoàn lấp trả mặt bằng, chưa đạt yêu cầu cần có biện pháp xử lý ( thêm giếng, thêm gem hóa chất …

Các bước lắp chống sét cần chú ý 

  • Bước 1: Đào rãnh (hố) hoặc khoan giếng tiếp đất.
  • Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.
  • Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.

  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
  • Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 90mm đến 110mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
Hình ảnh lắp đặt chống sét
Hình ảnh lắp đặt chống sét

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.

  • Đóng cọc tiếp địa tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 5cm đến 15cm.
  • Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 15 ~ 25cm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Hợp chất giảm điện trở đất sẽ được đổ bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Đổ hợp chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hợp chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng. Hàn hóa nhiệt Goldweld (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn Goldweld) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hợp chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hợp chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng .
  • Dây dẫn sét trực tiếp từ kim thu sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).

Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm.
  • Kiểm tra thử lại lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
  • Sau đó lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở  giá trị điện trở nhỏ hơn 10Ω, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc xử ,..